Quay phim là nghệ thuật kể chuyện hình ảnh bằng ánh sáng. Bạn có thể tạo ra hiệu quả hình ảnh khác nhau với các loại đèn và cách thiết lập ánh sáng khác nhau. Bởi vậ, việc lựa chọn loại đèn quay phim phù hợp là một yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình quay phim, quay video. Hãy cùng Học Làm Phim tìm hiểu về các loại đèn quay phim phổ biến và ưu nhược điểm của chúng, cũng như 6 tiêu chí giúp bạn chọn được loại đèn phù hợp nhé!
Các loại đèn thông dụng trong quay phim
1. Đèn sợi đốt
Đèn sợi đốt, đèn Tungsten hay Tungsten Halogen là một lựa chọn tiêu chuẩn đã được thử nghiệm và công nhận suốt nhiều năm qua của lịch sử điện ảnh. Loại đèn này tương tự như bóng đèn sợi đốt phổ biến trong chiếu sáng nội thất.
Ưu điểm
- Giá cả phải chăng
- Chỉ số hoàn màu (CRI) của loại đèn này đặc biệt cân bằng. Điều này có nghĩa là ánh sáng của đèn thể hiển chính xác thông tin màu sắc thực của một vật thể với mắt người.
Nhược điểm
- Khi so sánh với các loại đèn quay phim khác, đèn Tungsten có tuổi thọ tương đối ngắn. Vì vậy, đèn cần cần được thay bóng thường xuyên (mặc dù giá thành rẻ).
- Đèn Tungsten rất nóng. Bởi vậy trong quá trình sử dụng sẽ có nguy cơ gây cháy nổ. Bạn cần chú ý làm mát đèn cẩn thận sau khi sử dụng.
2. Đèn huỳnh quang Flourescent
Đèn Flourescent hay còn gọi là đèn huỳnh quang là loại đèn phổ biến trong đời sống hàng ngày và trong lĩnh vực phim ảnh. Đèn Flourescent mà chắc hẳn ai cũng đã biết tới là các đèn kino bao gồm 2 tới 4, 6 ống đèn tuýp. Loại đèn này được sử dụng trong các studio
Ưu điểm
- Đèn Flourescent có ánh sáng dịu nhẹ tự nhiên như các loại đèn sử dụng trong đời sống .
- Giá cả phải chăng và phù hợp với các môi trường chụp khác nhau.
- Không tốn điện năng và không tỏa nhiệt nhiều.
Nhược điểm
- Không nhất thiết nhưng khi sử dụng đèn Flourescent, bạn nên sử dụng thêm chấn lưu để khắc phục tình trạng nhấp nháy mà đèn có thể gặp phải.
- Khó điều khiển cường độ sáng. Với các đèn Kino 4 bóng hoặc 6 bóng thì chúng ta chỉ có thể tăng giảm cường độ ánh sáng bằng cách tắt/bật bớt 1 vài bóng đèn.
3. Đèn quay phim LED
LED là loại đèn thịnh hành nhất trong quay phim, đặc biệt là đối với những đoàn phim có kinh phí thấp. Nhà quay phim từng đoạt giải Oscar, Roger Deakins đã viết trên blog của mình: Đèn LED đang phát triển tới nỗi một vài năm nữa thôi, đèn Tungsten sẽ đi vào dĩ vãng.
Ưu điểm
- Ánh sáng của đèn LED dịu nhẹ và dễ dàng điều chỉnh để phù hợp với nhiều kiểu setup ánh sáng
- Ánh sáng có chất lượng tốt và vẫn giữ được màu sắc chuẩn
- Do đặc tính là các hạt LED ghép lại nên chúng ta còn có các loại đèn RGB với các hạt LED có thể đổi màu được
- Đèn LED chạy bằng pin, tiết kiệm điện năng.
- Đèn nhỏ gọn, nhẹ và có tính di động cao.
- Đèn LED không tỏa nhiệt.
Nhược điểm
- Màu sắc của đèn LED trắng có thể không nhất quán và sự khác biệt này đôi khi có thể nhận biết được bằng mắt thường.
- Một nhược điểm khác là hiện tại chưa có những tiêu chuẩn chung về kĩ thuật của đèn LED.
Hiện nay cũng có những loại đèn LED cao cấp hơn, phù hợp với quy mô quay phim lớn hơn. Mà nói đến đây thì các bạn nhớ subscribe kênh Youtube Học Làm Phim để chúng mình có thêm động lực làm thêm nhiều video chia sẻ hơn gửi tới các bạn nhé!
4. Đèn quay phim HMI
HMI thường được sử dụng trong các trường quay trong nhà để tái tạo ánh sáng mặt trời
Ưu điểm
- Công suất lớn và nguồn sáng mạnh khiến HMI được ưa chuộng ở trường quay.
- Một điểm đáng chú ý nữa là HMI không tỏa nhiệt như đèn Tungsten.
Nhược điểm
- Giá thành của đèn HMI khá đắt đỏ
- Tháo lắp phức tạp hơn so với các loại đèn khác. Nhược điểm này là do mỗi đèn HMI yêu cầu một chấn lưu tương ứng
- Công suất đèn lớn nên yêu cầu một nguồn điện khỏe và ổn định.
Cách chọn mua đèn quay phim phù hợp
Mỗi loại đèn sẽ có các thuộc tính ánh sáng khác nhau về: màu sắc (1), cường độ (2) và chất lượng (3) ánh sáng. Đề hiểu rõ hơn về 4 thuộc tính của ánh sáng, các bạn có thể xem lại video …
Do đó, tùy theo từng nhu cầu về ánh sáng cho các cảnh quay khác nhau mà chúng ta sẽ lựa chọn những loại đèn khác nhau. Ngoài ra chúng ta còn xét đến các yếu tô chi phí và mức độ tiện lợi, cơ động theo nhu cầu sử dụng của người dùng. Những chiếc đèn kino công suất và cường độ ánh sáng cao, ánh sáng gắt, tuy nhiên chi phí lại thấp. Do đó nó thường được sử dụng phổ biến trong các trường quay, studio. Những chiếc đèn LED như mình cầm trong tay có thể tùy chỉnh màu sắc theo nhiệt độ màu, thậm chí một số đèn LED RGB có thể tạo ra nhiều màu sắc khác nhau. Những chiếc đèn LED như thế này chi phí sẽ cao hơn đèn …. Bù lại thì sự nhỏ gọn, tiện lợi, có thể lắp pin rời rất cơ động, dễ dàng mang vác di chuyển.
Sau đây sẽ là 6 tiêu chí để các bạn có thể chọn mua được loại đèn phù hợp
Đầu tiên là về công suất. Rõ ràng đèn có công suất cao thì giá tiền càng cao, cường độ ánh sáng càng mạnh, độ phủ của đèn càng rộng. Vậy bạn cần xác định rõ cường độ ánh sáng, diện tích chiếu sáng mình cần để lưa chọn đèn có công suất phù hợp.
Thứ hai, đèn phải có triết áp, hay còn gọi là Dimmer điều chỉnh cường độ ánh sáng. Với các đèn kino thì chúng ta
Thứ ba, về chỉnh nhiệt độ màu có hai loại: dùng filter màu và điều chỉnh bằng cảm biến. Tất nhiên chỉnh màu bằng cảm biến thì hiện đại hơn và tinh chỉnh được chính xác nhiệt độ màu. Nhưng các loại đèn này thường giá thành sẽ cao hơn và cường độ ánh sáng thấp hơn đèn chỉ có 1 nhiệt độ màu cố định.
Thứ tư, về pin. Nếu bạn sử dụng đèn cố định trong phòng, trong studio thì chúng ta có thể không cần quá quan tâm đến tiêu chí này. Các bạn có thể dùng nguồn điện cho ổn định. Tuy nhiên, một chiếc đèn có pin sẽ luôn là lợi thế khi chúng ta cần đến sự linh hoạt. Cá nhân mình thì mình sẽ ưu tiên lựa chọn đèn sử dụng pin Li-ion có thể sạc đầy và dùng lâu dài.
Thứ năm, trọng lượng của đèn. Cũng tương tự như pin, nếu bạn thường xuyên phải di chuyển, quay ngoại cảnh, thì một chiếc đèn nhẹ, dễ mang vác luôn là sự lựa chọn tối ưu.
Thứ sáu, chân đế (hay còn gọi là mount). Ngoài việc gắn đèn lên chân đèn, nếu bạn lựa chọn các loại đèn có mount gắn lên máy quay, máy ảnh như thế này thì nó sẽ khá cơ động khi quay video dạng vlog ở những bối cảnh khó setup, kê chân đèn kiểu như các nhà hàng, quán ăn hay rừng núi chẳng hạn.
Comments