Thiết lập ánh sáng là yếu tố rất quan trọng trong việc quay phim/chụp ảnh. Và cách bố trí ánh sáng cơ bản và sử dụng phổ biến nhất hiện nay là kỹ thuật chiếu sáng 3 điểm. Trong bài viết này, Học làm phim sẽ chia sẻ với các bạn cách để bố trí một setup ánh sáng 3 điểm hiệu quả.
Nguồn sáng 3 điểm là một trong những kỹ thuật chiếu sáng đã có từ lâu trong quay phim. Nó bao gồm 3 nguồn sáng: 1 nguồn sáng chính (key light), 1 nguồn sáng phụ (fill light), 1 nguồn sáng phụ phía sau (back light).
1. Key Light (Nguồn sáng chính)
nó là nguồn sáng chính, cung cấp phần lớn lượng ánh sáng chiếu lên chủ thể. Nó thường được đặt chếch một góc 45 độ ở phía bên trái hoặc bên phải của chủ thể, và cao 45 độ, hướng trực tiếp vào khuôn mặt của chủ thể. Không phải lúc nào bạn cũng chăm chăm căn đúng 45 độ, nó cũng không phải là tiêu chuẩn của mọi trường hợp – nhưng nó là một điểm khởi đầu tốt cho những bạn chưa làm điều này bao giờ. Bạn cũng có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với cảnh quay nếu thấy cần thiết.

Nguồn sáng chính Key light
2. Fill Light (Nguồn sáng phụ)
Nhiệm vụ của Fill Light là đảm bảo phần shadow(bóng của chủ thể) do key light tạo ra không quá tối. Fill light thường có độ sáng bằng khoảng 1/4 độ sáng của key light – tối hơn 2 stop. Bạn đặt nó ở phía đối diện với key light, ở độ cao ngang với camera. Có thể sẽ có lúc bạn muốn đặt nó ở góc tương tự như key light – dù gì, chúng ta cũng thích sự đối xứng – nhưng đừng làm thế. Điều chúng ta đang cố gắng đạt được là dùng shadow để khiến cho hai bên khuôn mặt trông khác nhau, vậy nên hãy thử đặt fill light ở một góc 15 hoặc 25 độ, và điều chỉnh nó cho phù hợp với thẩm mỹ của bạn.

Nguồn sáng phụ Fill light
3. Back light (Nguồn sáng ven)
Back light (đôi khi được gọi là ‘kicker’) có nhiệm vụ chiếu sáng phần đầu và vai của chủ thể từ phía sau ở góc trên, cũng khoảng 45 độ. Nó tạo cho chủ thể một chút hào quang và tách chủ thể ra khỏi những gì nằm phía sau họ. Thường người ta gọi là đánh ven/đánh tóc.
Tác dụng dễ thấy nhất của back light là khi bạn quay/chụp một người có tóc đen trên một phông nền tối. Nếu không có back light, phần tóc sẽ dính vào nền và để lại một khuôn mặt nổi lềnh bềnh trên khung hình một cách rất kỳ quặc.

Nguồn sáng Back light
Và đây là kết quả sau khi chúng ta kết hợp cả ba nguồn sáng.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cách bố trí ánh sáng 3 điểm, nếu như bạn là người mới bắt đầu thì đây là một kỹ thuật chiếu sáng hết sức đơn gian và thích hợp để bắt đầu làm quen với các chiếu sáng trong phim ảnh. Với những kiến thức trên, hãy bắt tay vào thực hành ngay thôi nào!
Comments