Chúng ta sẽ cùng nhau bàn luận về tỉ lệ khung hình hay chính là tỉ lệ giữa độ rộng và chiều cao của khung hình tạo nên hình dạng của một bộ phim, một video. Thường thì không nhiều người làm phim nghiệp dư để ý đến yếu tố này. Tuy nhiên, việc lựa chọn tỷ lệ khung hình lại mang rất nhiều ý nghĩa và chúng ta cần xác định rõ ràng trước khi bấm máy.
Nói về tranh ảnh một chút đi. Bạn có để ý rằng những bức tranh chân dung thường sẽ cao và đóng khung trong một hình chữ nhật dựng đứng, trong khi những bức tranh phong cảnh lại rộng và đóng khung trong một hình như nhật nằm ngang. Tại sao lại như vậy? Khác biệt nằm ở nội dung của bức tranh. Và điều đó sẽ quyết định tỷ lệ giữa chiều cao và độ rộng của bức tranh đó.
Trong điện ảnh có hai tỉ lệ được biết đến nhiều nhất: 2.35 và 1.85
2.35 hay 2.35:1 (crop video theo tỉ lệ được nhắc đến, có đường viền vàng bao quanh) là một tỉ lệ được sử dụng trong các bộ phim từ những năm 50 của thế kỷ trước. Nó rất rộng và bạn sẽ thấy nó được sử dụng trong những bộ phim viễn tây, phiêu lưu và sử thi.
1.85 hay 1.85:1 (crop video theo tỉ lệ được nhắc đến, có đường viền vàng bao quanh) cũng ra đời vào khoảng thời gian tương tự. Nó có một tỉ lệ hẹp hơn một chú và thường được sử dụng nhiều trong những bộ phim drama hoặc phim hài. Tuy nhiên, tỷ lệ 1.85 rất đa năng và có thể sử dụng trong hầu hết các thể loại ngày nay.
Nếu bạn bắt buộc phải lựa chọn, thì bạn sẽ chọn tỉ lệ nào?
Tỉ lệ 1.85:1
Hãy bắt đầu với 1.85, nó cho chúng ta một tỉ lệ hẹp hơn và cao hơn so với tỉ lệ 2.35. Nó sẽ giúp chúng ta dễ dàng quay những tòa nhà cao tầng hoặc những hình tượng oai nghiêm. Và hãy xem điều gì với những cảnh quay cận khi chúng ta sử dụng tỉ lệ này, gương mặt của nhân vật sẽ chiếm nhiều khung hình hơn, khi đó ngoại cảnh sẽ không khiến chúng ta mất tập trung và người xem như được đắm chìm trong cảm xúc của nhân vật.
Tỉ lệ 2.35:1
Còn với tỉ lệ 2.35, kể cả những cảnh quay cận cũng sẽ cho chúng ta nhìn thấy được rõ phong cảnh phía sau. Và 2.35 thường được sử dụng trong những bộ phim có khung cảnh kỳ vĩ, những bộ phim mà yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng trong cách dẫn truyện.
Spielberg, một đạo diễn thường quay với tỉ lệ 1.85, đã từng được hỏi vì sao lại lựa chọn tỉ lệ 2.35 trong bộ phim chiếu rạp đầu tiên của ông “The Sugarland Express”. Ông nói đã lựa chọn 2.35 đơn giản bởi đường cao tốc. Bộ phim về cơ bản là một cuộc theo đuổi, đó việc lựa chọn ấy sẽ giúp cho ông thể hiện được những chiếc xe có liên quan đến nhau trên một con đường dài và phẳng.
“Jaws” cũng được quay với tỉ lệ 2.35 bởi Speilberg nói: cá mập khá dài.
Ngày nay, tỉ lệ khung hình không chỉ dừng lại ở 1.85 và 2.35. Chúng ta chắc hẳn từng nghe tới
Tỉ lệ 16:9
Một tỉ lệ tiêu chuẩn cho các chương trình truyền hình và hầu hết những video online . Sư phát triển của smartphone và các mạng xã hội chia sẻ video như Tiktok kéo theo xu hướng lên ngôi của tỉ lệ dọc 9:16.
Tỉ lệ 4:3
cũng được sử dụng trong những chương trình TV ngày xưa và cho đến nay, nó vẫn được sử dụng lại như là một cách mang tính hoài niệm hay đơn giản là để tạo một sự chú ý lớn hơn đến chủ thể.
Nếu thường xuyên ra rạp thì bạn cũng sẽ để ý thấy rất nhiều bộ phim IMAX bom tấn như Avenger Infinity War hoặc The Dark Knight được chiếu cả ở tỉ lệ 1.9:1 hoặc 1.43:1.
Như vậy, việc lựa chọn có thể khá đau đầu. Vậy bạn sẽ lựa chọn như thế nào.
Cách chọn tỷ lệ khung hình
4 yếu tố cân nhắc để có được tỷ lệ khung hình phù hợp.
1. Thể loại video
Hãy tìm hiểu những bộ phim cùng thể loại bạn muốn quay xem họ thường làm như thế nào. Phim hài thường sẽ có tỉ lệ cao, vì khi đó bạn sẽ quay được những cảnh toàn mà không tạo cảm giác quá xa so với những nhân vật. Với phim drama cũng vậy, những cảnh quay cận của bạn sẽ tạo ra cảm giác gần gũi hơn với người xem.
Những bộ phim phiêu lưu, sử thi hoặc những bô phim có khung cảnh xung quanh hoành tráng thường sẽ quay với tỉ lệ rất rộng. Như vậy, kể cả với những cảnh quay cận, thì khung cảnh vẫn sẽ xuất hiện trong khung hình.
2. Mức độ thực tế
Bạn sẽ muốn khan giả cảm thấy như thế nào về bộ phim của mình, một bộ phim tả thực hay một bộ phim viễn tưởng.
Ví dụ tỉ lệ 1.85 sẽ gần giống với trường quan sát của chúng ta hơn. Nếu bạn muốn quay một bộ phim drama tâm lý tội phạm, bạn sẽ muốn khung hình trông giống như những gì ta nhìn thấy ở ngoài đời thực.
Nhưng nếu bạn quay một bộ phim giả tưởng, việc quay với một khung hình rộng sẽ giúp ích. Việc tạo ra một khung hình không giống với những gì chúng ta thường nhìn thấy. Nếu người xem nhận ra sự khác thường trong những cảnh quay, chúng ta sẽ dễ dàng chấp nhận những phép thuật của thể giới đó hơn.
3. Sự liên kết giữa không gian và câu chuyện
Cụ thể là, không trong bộ phim và nhân vật của bạn có mối liên hệ với nhau như thế nào. Nếu những tòa nhà cao tầng đóng vai trò quan trọng trong cốt truyện, bạn sẽ muốn quay với một tỉ lệ cao để có thể nắm bắt được cảm xúc đó.
Nếu một bộ phim mà tất cả xuất hiện ở trong một căn nhà nhỏ, bí bách, chật chội thì tỉ lệ 4;3 giúp khung hình gói trọn nhân vật của mình trong đó giống cái cách như ngôi nhà đang cầm tù nhân vật vậy.
4. Sự liên kết giữa các nhân vật
Họ có mối quan hệ với nhau như thế nào. Nếu những nhân vật của bạn liên quan đến nhau theo chiều ngang, ví dụ như cảnh đầu súng ở cuối những bộ phim viễn tây, bạn có thể sử dụng tỉ lệ rộng để tạo ra những hiệu ứng rất thú vị. Nhưng nếu bạn muốn thể hiện mối quan hệ giữa một nhân vật cao và một nhân vật thấp, hoặc những nhân vật liên hệ với nhau theo chiều dọc, một tỉ lệ khung hình cao sẽ hiệu quả hơn.
Tóm lại, với tất cả những tỉ lệ khung hình mà bạn có thể chọn, thì điều quan trọng nhất bạn cần phải nhớ chính là câu chuyện bạn muốn kể và tỉ lệ khung hình là cánh cửa sổ mà bạn cho người khác nhìn thấy câu chuyện đó
Comments