Banner

Chào mừng …

Trong tập 18 của serie Xách máy lên quay, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các động tác máy với tripod. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào bạn cũng sử dụng được tripod. Chẳng hạn như mình đôi khi phải quay trong những không gian chật hẹp, quay những shot ngắn cần di chuyển, thay đổi góc máy liên tục <trám cảnh quay trong phòng mổ>

Hay những cảnh quay gấp cần thao tác cơ động, cực nhanh buộc chúng ta phải quay bằng tay <trám cảnh HTLX>

Vậy trong video này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách tạo những cú chuyển động máy bằng tay, hay còn gọi là quay tay. Quay tay như thế nào cho hiệu quả, bắt đầu ngay thôi nào!

<Intro>

<Out door – toàn -> trung lia máy từ trên xuống tạo cảnh mở đầu> Nhắc đến cầm máy quay tay quay, dù là điện thoại hay máy ảnh, máy quay thì chúng ta đều phải đối mặt mới những cảnh quay bị rung lắc, thiếu ổn định. Vậy điều số 1, hãy giảm tối đa sư rung lắc đó bằng thao tác cầm máy đúng.

1. Thao tác cầm máy quay tay

<Out door – t> Khi cầm máy bằng tay, các bạn hãy tì sát khuỷu tay vào cơ thể sao cho camera và thân người liên kết với nhau thật chắc chắn.

<Đổi góc cận điện thoại> Dù là máy ảnh hay điện thoại smartphone thì chúng ta cũng làm tương tự.

<Out door – trung>Tùy thuộc vào bối cảnh quay, bạn cũng có thể tận dụng vật thể hỗ trợ đỡ camera, chẳng hạn như mình có thể dựa vào cái cây này

hoặc bức tường này

hoặc … này

rất nhiều thứ xung quanh ta có thể tận dụng

2. Nhịp thở khi quay

<Studio> Điều số 2 bạn cần nhớ là nhịp thở của bạn đóng vai trò cực kỳ quan trọng với các cảnh quay, nhất là khi bạn quay handheld <cầm máy lên>

<Out door> Lý giải cho điều này là bởi vì chúng ta sẽ thường thở bằng 2 cách, bằng ngực hoặc bằng bụng. Và với cả 2 cách thở đó thì đều tạo ra sự rung động cho thân người chúng ta, nhất là khi ta đang đặt máy sát cơ thể như điều số 1 mình đã nói ở trên.

<Out door – trám cảnh footage quay người so sánh 2 lần 1 lần thở mạnh và 1 lần nín thở>

<Studio> Do đó bạn cần điều tiết nhịp thở của mình thật nhẹ nhàng, với những shot quay ngắn thậm chí chúng ta có thể nín thở trong vài giây. Điều đó sẽ giúp bạn kiểm soát tốc độ chuyển động khung hình và giúp khung trình mượt mà hơn, ít rung lắc hơn.

3. Lựa chọn cỡ cảnh và ống kính phù hợp

<Studio tiếp tục> Điểm số 3 giúp chúng ta quay tay dễ dàng hơn, đó chính là lựa chọn ống kính phù hợp.

<Out door – trám cảnh footage quay người cảnh trung dùng ống tele> Ghi nhớ tiêu cự để chèn vào video

Voice studio: Mình sẽ lấy ví dụ với 1 cảnh trung quay nhân vật như thế này, nếu sử dụng một ống kính tele thì chúng ta sẽ rất khó để giữ cho khung hình ổn định, không bị rung lắc quá nhiều.

<Out door – trám cảnh footage quay người cảnh trung dùng ống wide> Ghi nhớ tiêu cự để chèn vào video

Voice studio: Nhưng nếu vẫn là trung cảnh đó chúng ta quay với 1 ống kính góc rộng thì hình ảnh thu được có độ ổn định cao hơn rõ rệt. 

<Out door – trám cảnh footage quay vật cận cảnh với 2 trường hợp: tele / wide>

Voice studio: Nếu so sánh giữa 2 cảnh quay cận thì thậm chí chúng ta còn thấy sự khác biệt rõ rệt hơn nữa. 

<Studio> Đương nhiên, việc lựa chọn ống kính với tiêu cự phù hợp không đến từ việc chúng ta quay handheld mà nó đến từ việc hiệu quả hình ảnh mà chúng ta mong muốn. Chi tiết về cách lựa chọn ống kính trong từng trường hợp khác nhau mình đã chia sẻ rất kỹ trong tập 12 của serie Xách máy lên quay. Các bạn có thể click vào đường link mình để ở phía trên này hoặc phía dưới phần mô tả video. Mình chỉ đưa ra so sánh như vậy để các bạn thấy được khi quay handheld, tiêu cự ống kính có thể giúp ích cho chúng ta như thế nào để từ đó có các lựa chọn phù hợp.

4. Khi nào thì chúng ta nên cầm máy quay handheld?

4.1. Những cảnh quay hành động, căng thẳng, kịch tính

<Studio> Không phải trong mọi cảnh quay, việc có một khung hình mượt mà luôn là tốt. Trong nhiều bộ phim hành động hay phim kinh dị, sự rung rắc khi quay bằng tay làm cho người xem có cảm giác hồi hộp, căng thẳng cùng với những gì đang diễn ra.

Đó là một chút căng thẳng hơn.

Nó phản ánh về nhân vật rằng bản thân họ không siêu ổn định.

Đó là lý do tại sao bạn thường thấy những chuyển động lớn hơn trong một cảnh phim truyền hình,

hoặc ai đó đã bị bắt hoặc trong một bộ phim chiến tranh,

và anh chàng quay phim sánh bước cùng những người lính trong trận chiến.

Những nhân vật đó không còn được kiểm soát nữa.

Tình hình của họ không ổn định,

và bạn có thể nhấn mạnh điều đó với sự chuyển động của sức khỏe đôi tay.

<Studio> Mấu chốt của các cảnh quay hành động là bạn cẩn kiểm soát được sự rung lắc chứ không phải cứ để camera thích rung như nào thì rung.

<trám – outdoor nhân vật chay sợ sệt quay ok> Voice studio: Một ví dụ cho các bạn dễ hình dung. Với một cảnh quay nhân vật đang chạy như thế này. Ta cần thực sự khớp chuyển động của camera với chuyển động của nhân vật để tạo sự liên kết cho người xem với nhân vật.

Còn nếu bạn cứ quay một cách tự nhiên vô thức, không kiểm soát thì chúng ta sẽ có video như thế này

<trám – outdoor nhân vật chay sợ sệt quay lỗi>

<Out door> Và một điều dĩ nhiên, khung hình rung lắc không thể kéo dài quá lâu, tùy theo nội dung câu chuyện thì chúng ta cũng cần những khúc nghỉ với khung hình tĩnh để mắt người xem không thấy quá rối loạn.

<trám – outdoor nhân vật chay sợ sệt đang chạy rồi dừng lại> 

<Out door> Do đó, điểm mấu chốt ở đây là dù có quay bằng tay không thì bạn cũng cần thực sự kiểm soát tốt sự chuyển động của camera, biết được lúc nào cần lắc trái, lúc nào cần lắc phải, lúc nào cần khung hình tĩnh lặng.

4.2. Sử dụng tiền cảnh để gia tăng độ sâu cho cảnh quay

<Out door> Trường hợp thứ 2 chúng ta có thể nghĩ tới việc quay handheld chính là để tạo ra chiều sâu cho shot quay của các bạn. Trở lại với ví dụ khi mình quay nhân vật của chúng ta ban nãy:

<trám – outdoor – quay trung cảnh nhật vật, không có tiền cảnh>

Voice out door: Trông khung hình này khá là bình thường phải không các bạn?

<trám – outdoor – quay trung cảnh nhật vật, có tiền cảnh>

Out door 1 máy quay BTS: Còn bây giờ mình sẽ tạo một chút tiền cảnh cho shot quay như thế này. Ở vị trí này chắc chắn là mình sẽ phải quay handheld chứ không thể gắn lên tripod được.

Voice out door: Kết quả là chúng ta có một cảnh quay có chiều sâu hơn rõ ràng phải không nào

<video so sánh before / after>

<Out door> Bạn có thể tìm kiếm đồ vật nào đó có liên quan đến không gian, bối cảnh, nhân vật để làm tiền cảnh.

<cảnh trám quay tiền cảnh>

<cảnh trám quay lén lút> Tuy nhiên, một điều bạn cần lưu ý là những góc quay có tiền cảnh dạng như thế này sẽ làm cho người xem cảm giác về một người nào đó đang lén lút nhìn nhân vật chính.

<Studio> Nó phù hợp với những bộ phim kinh dị hoặc những tình tiết bí ẩn. Do đó bạn cần cân nhắc cẩn thận, tránh lạm dụng sử dụng tiền cảnh quá nhiều.

<trám footage cũ, footage VM20> Voice studio: Nhưng đối với những video sự kiện, video quay sản phẩm thì sử dụng tiền cảnh hợp lý sẽ tạo chiều sâu cho khung hình và giúp khung hình đẹp hơn rất nhiều.

5. Kết luận

Một điều cuối cùng, mình không khuyến khích các bạn, nhất là những người mới bắt đầu với quay phim, quay video dùng quá nhiều động tác handheld. Nó chắc chắn không dễ dàng và thật khó để bạn có được khung hình đẹp. Chúng ta có thể xen kẽ một chút ít trong video thì cũng tạm được, nhưng nhớ là chỉ một chút thôi nhé!

Còn nếu bạn muốn có những cảnh quay thật mượt mà thì chúng ta sẽ cần tới gimbal và slider. Nội dung này sẽ được mình chia sẻ ở tập 20. Các bạn nhớ đăng ký kênh Youtube Học Làm Phim để theo dõi và cập nhật nhé! Đừng quên để lại câu hỏi của bạn dưới phần bình luận nếu có bất cứ thắc mắc nào. Like và share video nếu bạn cảm thấy nó hữu ích. Còn bây giờ thì xin chào và hẹn gặp lại.