Ở tập 1 và tập 4 của Xách máy lên quay, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khẩu độ và độ sâu trường ảnh. Và liên quan tới ống kinh còn có một yếu tố nữa cực kỳ quan trọng mang tên tiêu cự. Tiêu cự sẽ tác động đến độ sâu trường ảnh. Hay nói nôm na rằng, video muốn xóa phông nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào cả khẩu độ và tiêu cự ống kính. Ngoài ra, tiêu cự còn tác động như thế nào đến hiệu quả hình ảnh? Có những loại ống kính nào? Chúng ta sử dụng chúng ra sao? Hãy cùng mình đi tìm lời giải trong video này.
Tiêu cự là gì?
Trước tiên, các bạn cần hiểu rằng, tiêu cự là yêu tố quan trọng nhất của ống kính. Nó là thông số về mm được ghi ở trên thân ống kính mà bạn có thể dễ dàng thấy được. Với những điện thoại smartphone thì thường nhà sản xuất cũng công bố thông số tiêu cự của camera.
Bạn có thể hiểu đơn giản nhất, giá trị tiêu cự này tương tự như độ phóng to thu nhỏ hình ảnh. Cùng đứng tại một vị trí, nếu bạn sử dụng ống kính có tiêu cự càng lớn thì hình ảnh thấy được sẽ là các vật thể ở phía xa như được phóng to lên lại gần mắt bạn. Còn với ống kính có tiêu cự càng nhỏ, hình ảnh thấy được sẽ là một khung cảnh rộng lớn, không gian bao trùm.
Mắt thường của chúng ta sẽ có tiêu cự nằm ở khoảng 50mm, nó không chính xác là con số 50mm nhưng có thể nói xấp xỉ 50mm.
Bất kỳ khoảng tiêu cự nào nằm dưới khoảng đó, ví dụ như 24mm sẽ được gọi là góc rộng. Tại đó, ta sẽ thấy được hình ảnh rộng lớn hơn mắt thường quan sát được. Bởi vậy ống kính gốc rộng hoặc góc siêu rộng thường dùng để chụp ảnh, quay video phong cảnh; giúp ta có thể lấy hết được cảnh vật.
Và bất kỳ khoảng tiêu cự nào trên 50mm sẽ được gọi là tele. Tại đó, ta sẽ thấy những hình ảnh ở xa như được phóng đại lên. Những thợ ảnh chụp động vật, hay những người quay video các trận đấu thể thao sẽ cần các ống kính tele để có thể đứng từ xa và vẫn lấy rõ được chủ thể.
Tiêu cự tác động như thế nào đến hình ảnh?
Ngoài sự khác biệt về độ phóng đại, các ống kính có tiêu cự khác nhau cũng sẽ tạo nên hiệu quả hình ảnh khác nhau. Hãy cùng mình quan sát ví dụ sau đây, chúng ta sẽ có hai lựa chọn để quay một cảnh trung như thế này. Bạn có thể đứng gần nhân vật và sử dụng một ống kính góc rộng như video bên trái, hoặc đứng xa nhân vật để zoom sát lại gần như bên phải. Bên trái sẽ là cảnh quay góc rộng và bên phải là cảnh quay tele.
Chúng ta vẫn lấy được cảnh trung từ thắt lưng tới đầu của nhân vật. Nhưng chắc hẳn, các bạn đã thấy sự khác biệt rõ ràng ở background phía sau phải không nào? Khi ta đứng gần với nhân vật với và sử dụng ống kính góc rộng, hình ảnh trông sẽ trở nên rộng hơn. Ta sẽ nhìn thấy được rõ ràng khung cảnh phía sau. Còn khi chúng ta đứng lùi xa và sử dụng ốn kính tele, mọi thứ dường như bị nén lại, background sẽ bị đưa ra khỏi hình ảnh.
Như vậy, tùy thuộc vào nội dung video bạn muốn thể hiện cho người xem mà bạn có thể sử dụng ống kính các tiêu cự khác nhau để đưa vào thêm hoặc loại bỏ bớt background phía sau nhân vật. Lens góc rộng sẽ làm background trở nên rõ nét, chân thực hơn. Nó thường được sử dụng trong phim chiến tranh nhằm tạo cho người xem có cảm giác như mình đang đứng cùng những người lính trên chiến trường.
Còn với lens tele, bạn sẽ khiến cho người xem có cảm giác như họ đang nhìn chủ thể từ xa. Và chắc hẳn, bạn sẽ có cảm giác thoải mái hơn khi nhìn một ai đó, mà người ta không biết rằng bạn đang nhìn họ phải không nào?
Chưa dừng lại ở đó, với góc quay rộng, khuôn mặt của nhân vật thường sẽ bị bóp méo đi. Còn ở góc quay tele hình ảnh trông sẽ trau chuốt mượt mà hơn. Bởi vậy, chúng thường được sử dụng để quay beauty, quay sắc đẹp, cũng tương tự như chụp ảnh chân dung người ta thường dùng ống kính tele.
Có những loại ống kính nào?
Tiếp theo, chúng ta sẽ nói đến ống kính. Mình sẽ phân loại ống kính làm 2 loại để các bạn dễ hình dung.
Prime lens hay còn gọi là lens fix, là loại lens có duy nhất 1 tiêu cự cố định. Ví dụ như …
Thứ 2 là zoom lense là loại ống kính có dải tiêu cự có thể điều chỉnh, thay đổi được. Ví dụ như …
Về cơ bản, lens fix sẽ có chất lượng video tốt hơn so với lens zoom. Nhưng đó là câu chuyện của ngày xưa thôi. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại lens zoom có chất lượng vượt trội so với lens fix. Sự khác biệt giữa chúng chủ yếu chỉ đến từ giá thành. Các ống kính zoom có chất lượng tốt thường sẽ có giá rất đắt.
Kích thước cảm biến
Một yếu tố cuối cùng mà mình không thể không nói đến trong video này đó là kích thước cảm biến camera bởi nó sẽ quyết định đến giá trị tiêu cự chính xác mà bạn sẽ nhận được. Học Làm Phim đã có 1 bài viết chi tiết về cảm biến máy ảnh ở website hoclamphim.com, các bạn có thể click vô đường link dưới phần mô tả để tìm hiểu cụ thể.
Còn trong nội dung video này, bạn chỉ cần hiểu đơn giản rằng: kích thước cảm biến sẽ quyết định những gì được camera ghi lại. Cùng lắp một ống kính lên 2 camera thì ở camera có kích thước cảm biến nhỏ hơn ta sẽ nhận được video lấy được ít hình hơn.
Bởi vậy, người ta lấy cảm biến full frame và làm tiêu chuẩn, mà khi lắp ống kính lên máy full frame để quay video, hình ảnh ta nhận được sẽ bằng chính xác tiêu cự ghi trên ống kính.
Còn với cảm biến khác có kích thước nhỏ hơn cảm biến full frame, chúng ta sẽ cần hệ số crop để quy đổi tiêu cự. Ví dụ chiếc A6500 của mình là cảm biến APSC có kích thước nhỏ hơn cảm biến full frame và hệ số crop là 1.5. Khi mình lắp ống kính 55mm này lên máy, mình sẽ quay video ở góc nhìn tương đương với 55 nhân 1,5 bằng = 82.5mm. Nếu không biết ta sẽ tưởng rằng hình ảnh thu được là góc thường ở 55mm nhưng thực ra nó đã là góc tele rồi.
Các bạn cần biết chính xác thiết bị mình dùng để quay có cảm biến gì, hệ số crop là bao nhiêu để có được góc nhìn chính xác theo ý muốn. Lưu ý giúp mình tiêu cự ống kính thì không đổi. Chỉ có kích thước cảm biến là khác nhau. Do đó ta quy đổi như vậy để có góc nhìn tương đương chứ bản chất không làm thay đổi tiêu cự ống kính.
Tại sao người ta lại nghĩ ra lắm loại cảm biến để phức tạp hóa vấn đề như vậy? Vì đơn giản thôi.Cảm biến có kích thước càng lớn thì giá thành càng cao. Như chiếc Sony A6500 mình đang quay sẽ có giá rẻ hơn các máy full frame như Sony A7 S2, A7 mark III khá nhiều. Và tương tự, ống kính cho máy crop cũng rẻ hơn ống kính cho máy full frame nữa.
Tổng kết
Chúng ta đã tìm hiểu về tiêu cự và biết được sự khác biệt về mặt phóng to hình ảnh (góc tele), làm rộng hình ảnh (góc rộng) cũng như những tác động của nó đến nhân vật và background phía sau. Hãy nhớ rằng, góc càng rộng thì khung hình sẽ càng bị bóp méo. Cùng với đó chúng ta cũng tìm hiểu về lens fix, lens zoom, kích thước cảm biến cũng như hệ số crop để giúp các bạn lựa chọn được chính xác loại lens phù hợp với nhu cầu của mình.
Comments