Banner

Ở những phần trước, các bạn đã cùng mình tìm hiểu về ngôn ngữ video với các bố cục, khung hình, góc máy,… cùng rất nhiều quy tắc. Ở phần tiếp theo của Xách máy lên quay, chúng ta sẽ nói về chuyển động camera hay còn gọi là động tác máy. Chúng ta có thể thực hiện động tác máy bằng tay, hoặc sử dụng các công cụ hộ trợ như: tripod, gimbal, steadycam, slider, dolly,… Nếu bạn không có gimbal hay slider thì cũng đừng lo lắng. Tùy thuộc vào thể loại video mà chúng ta sẽ tính tới việc có cần thiết sử dụng chúng hay không. Nhưng hãy kiếm ngay cho mình một chiếc tripod  bởi nó là công cụ không thể thiếu khi quay video. 

Tripod, hay còn gọi là chân máy, gồm có 3 chân trụ cùng một đầu để gắn camera lên nhằm cố định máy ảnh, máy quay tại một vị trí, giúp cảnh quay của bạn có được sự kiểm soát hoàn toàn. Ta sẽ dễ dàng điều chỉnh được camera cao hay thấp, hướng lên hay hướng xuống để có được góc máy phù hợp. Các bạn có thể xem lại tập 11: Vị trí và góc máy camera để hiểu rõ tầm quan trọng của tripod. Mình sẽ để link

Khi 3 chân trụ tripod đặt cố định rồi thì bạn sẽ dễ dàng tạo ra những động tác máy bởi chỉ cần điều khiển đầu dầu, nơi gắn camera là xong. Ta có thể lia camera từ trái qua phải, từ phải qua trái. Đây được gọi là cú máy pan. Còn khi ta lia camera từ trên xuống dưới và hay từ dưới lên trên như thế này được gọi là cú máy tilt. Bạn có thể kết hợp vừa pan vừa tilt để có một cú máy kết hợp chéo như thế này.

Và trong quá trình thực hiện động tác máy như vậy, 1 chiếc tripod vững trãi sẽ giúp ta kiểm soát hoàn toàn cảnh quay theo ý mình. Chẳng hạn, khi bạn quay cảnh một ai đó đang di chuyển, một cú pan máy với tripod sẽ giúp ta kiểm soát quy tắc 1/3 cực kỳ dễ dàng. Với những video review giới thiệu sản phẩm, một cú pan máy nhè nhẹ sẽ giúp tạo chiều sâu cho cảnh quay cực kỳ hiệu quả. Chúng ta sẽ tìm hiểu điều này sau, quan trọng ở đây là tripod sẽ cho bạn rất nhiều quyền kiểm soát camera và cho người xem thấy được 1 video chuyên nghiệp.

Một cách để luyện tập điều này là sử dụng các tờ giấy đánh số từ 1 đến 9 dán lên tường xếp thành hình vuông 3 x 3 như thế này. Hãy nhờ một người đọc hai số bất kỳ kèm theo tốc độ (nhanh, chậm, vừa,…) và bạn sẽ quay camera từ số đầu tiên đến số thứ 2 một cách theo đúng tốc độ được yêu cầu một cách đều tay. Then chốt ở đây là bạn phải lia thật đều tay nhé! Chỉ cần luyện tập thành thục các cú pan, tilt là bạn đã có được kỹ năng quay video rất tốt rồi.

Mình có 1 tip nhỏ để quay 1 cú máy pan hoặc tilt là bạn hãy đặt máy cố định khung hình ở điểm A, đếm từ 1 đến 3 sau đó bắt đầu lia máy và dừng khung hình lại ở điểm B, sau đó chúng ta để dư thêm khoảng 3 giây nữa ở góc fix cố định trước khi dừng quay. Sau này các bạn sẽ rất thoải mái khi hậu kỳ video mà không sợ video quay thiếu thời gian.

Sau khi đã hiểu rõ tác dụng của việc sử dụng tripod rồi thì chúng ta sẽ nói một chút về cách chọn tripod phù hợp. Về cơ bản, mình sẽ phân chia làm 3 loại tripod:

  • Tripod điện thoại
  • Tripod máy ảnh hoặc máy quay bán chuyên
  • Và cuối cùng là tripod quay phim chuyên nghiệp

Nếu bạn sử dụng điện thoại để quay video thì chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng loại tripod đầu tiên kể trên. Đa phần các loại tripod điện thoại đều có mức giá từ 300k đổ lại. Cũng bởi giá rẻ nên thiết kế của nó khá mong manh dễ vỡ. Bởi vậy trong quá trình sử dụng bạn cần hết sức lưu ý việc nó có thể bị đổ ngã nếu có ai đó va quệt nhẹ vào, nhất là với những cảnh quay ở nơi đông người.

Còn nếu bạn sử dụng máy ảnh để quay như mình thì chúng ta có thể sử dụng tripod máy ảnh hoặc các loại tripod bán chuyên với mức giá tiền vừa phải từ 1 – 2 triệu đồng. Sau này các bạn có thể nâng cấp sau nếu nhu cầu sử dụng cao hơn. Nhưng loại tripod chuyên sử dụng cho máy quay phim có mức giá lên tới 10 – 20 triệu đồng cũng có.

Đó là một chút giới thiệu về tripod và tôi không muốn bạn tập trung quá nhiều vào điều đó. Bạn chỉ cần tìm thông tin trên Google là có thể có được loại tripod tốt nhất với ngân sách của cá nhân bạn rồi.

Cuối cùng mình sẽ lưu ý các bạn cách sử dụng tripod hiệu quả. Thường các loại tripod sẽ có các nút khóa để kéo dài hoặc thu gọn chân như thế này. Khi quay video các bạn hãy mở lần lượt từ chân dưới cùng sau đó tiến dần lên.