Ánh sáng là thành tố vô cùng quan trọng trong quay phim, và cũng như các lĩnh vực khác thuộc điện ảnh, có hàng ngàn cách để thiết lập ánh sáng. Một ngày nào đó, bạn có thể phải quay cảnh ăn tối dưới ánh nến hay cảnh phỏng vấn dưới ánh sáng mặt trời gay gắt. Với những thiết bị phù hợp và hiểu biết sâu sắc về bốn thuộc tính của ánh sáng, bạn có thể tùy biến ánh sáng sao cho video của bạn trông đẹp mắt nhất dù là trong bất kỳ trường hợp nào.
Có một sự khác biệt lớn trong cách mắt chúng ta cảm nhận ánh sáng so với ống kính máy ảnh. Máy quay của bạn có thể quay ánh sáng, ghi lại và lưu trữ, nhờ đó cho phép bạn có thể cho mọi người xem những hình ảnh mà camera đã ghi lại. Và điều quan trọng nhất là bạn cần kiểm soát được ánh sáng khi quay. Ánh sáng có 4 thuộc tính mà bạn có thể dựa vào đó để thực hiện các cảnh quay như ý bạn. Màu sắc, cường độ, chất lượng và hướng của nguồn sáng, tất cả kết hợp lại với nhau thành một video tổng thể của bạn. Dù mục tiêu của bạn là một cảnh phim noir với độ tương phản cao, hay một cảnh văn phòng phẳng phiu thiếu sức sống, việc của bạn là dùng ánh sáng một cách phù hợp để máy quay có thể ghi lại được hình ảnh theo ý bạn.
1. Màu sắc ánh sáng
Hiểu về bản chất của màu sắc và ánh sáng là điều cần thiết để thành công trong việc tùy biến ánh sáng. Có hai yếu tố cần xem xét: dùng màu sắc tự nhiên và tùy biến màu sắc để tạo ra cảm xúc của một cảnh. Để màu sắc của footage tự nhiên nhất có thể, bạn sẽ cần điều chỉnh thiết đặt white balance trên máy quay và đối chiếu với nhiệt độ màu của loại đèn mà bạn dùng trong cảnh đó.
Tất cả các nguồn sáng đều có nhiệt độ màu nhất định, được đo bằng thang đo kelvin. Cái này hơi rắc rồi một chút nhưng nó không liên quan đến nhiệt độ do đèn tỏa ra. Thay vào đó, các nguồn sáng với nhiệt độ màu khác nhau tạo ra những màu sắc khác nhau mà bạn phải xử lý bằng cách thay đổi cân bằng trắng của máy quay.
Các nguồn sáng như lửa hoặc đèn sợi đốt có nhiệt độ màu thấp, bằng hoặc dưới 3200k, và tạo ra màu hổ phách hoặc các màu thuộc dải màu đỏ, trong khi đó, các nguồn sáng có nhiệt độ màu cao hơn như ánh sáng mặt trời có nhiệt độ màu từ 5600k trở lên cho màu xanh nhạt hơn. Bộ não của chúng ta có khả năng tùy biến theo nhiệt độ màu, vì vậy dù chúng ta có đi từ trong một căn phòng thắp nến ra ngoài trơi thì chúng ta thấy màu trắng vẫn là màu trắng . Về cơ bản, con người có chế độ tự động cân bằng trắng hoàn hảo.
Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về cân bằng trắng White Balance ở bài viết này: https://www.hoclamphim.com/can-bang-trang-white-balance/
Máy quay của bạn vẫn cần bạn giúp một tay để render màu sắc một cách tự nhiên. Nó chỉ có khả năng thông dịch một nhiệt độ màu tại một thời điểm nhất định. Khi bạn thiết đặt white balance ở chế độ auto, bạn có thể nhận được một shot từ trong nhà với đèn sợ đốt có nhiệt độ màu 3200k ra ngoài trời với ánh sáng mặt trời 5600k, nhưng nhiệt độ màu hỗ hợp thì sao?
Giả sử, chúng ta thực hiện một cuộc phỏng vấn trong nhà, và chúng ta muốn dùng ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ chiếu vào. Chúng ta có hai đèn sợ đốt. Và khi kết hợp đèn sợi đốt (có nhiệt độ màu là 3200k) và ánh sáng mặt trời (có nhiệt độ màu là 5600k), chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc thiết đặt cân bằng trắng. Khi đặt cân bằng trắng ở mức 3200k sẽ khiến cho các phần nhận ánh sáng từ cửa sổ bị ám xanh. Còn nếu đặt cân bằng trắng ở mức 5600k thì các phần nhận ánh sáng từ đèn sợi đốt bị ám màu hổ phách.
Cách khắc phục vấn đề này là đảm bảo các nguồn sáng có cùng nhiệt độ màu, để màu sắc trông sẽ tự nhiên khi bạn set đúng white balance. Bạn có thể sử dụng gel để chỉnh nhiệt độ màu trên đèn hoặc cửa sổ, nhằm chuyển ánh sáng từ nhiệt độ màu này sang nhiệt độ màu khác. Ví dụ, đặt một gel CTB (color temperature blue) lên đèn mà chúng ta dùng trong ví dụ trên, nó có thể chuyển từ ánh sáng có nhiệt độ màu 3200k lên 5600k. Giờ bạn chỉ cần thiết đặt cân bằng trắng ở mức 5600k và có được màu sắc tự nhiên trong footage của mình.

Cảnh quay kết hợp ánh sáng trong nhà và ngoài trời
Quay được màu tự nhiên là một bước khởi đầu tuyệt vời. Nhưng một khi bạn đã sử dụng cân bằng trắng thành thạo, bạn sẽ muốn dùng màu sắc để tạo cảm xúc cho cảnh. Đó là khi “ánh sáng trắng” không còn là thứ bạn tôn thờ, nó trở thành một tài sản phụ trong công việc của bạn mà thôi. Màu đỏ, xanh lá và xanh dương được kết hợp với nhau sẽ ra màu trắng. Trên thực tế, ba màu cơ bản này khi kết hợp với nhau sẽ cấu thành tất cả các màu mà máy quay có thể hiểu được. Tất nhiên chúng ta có thể lọc ra một số màu để khiến cho cảnh quay của chúng ta trông như thể được dùng “party gels”.
Không giống như loại gel chỉnh màu, thường dùng để cân bằng màu sắc giữa các nguồn sáng khác nhau, party gels được dùng để làm thay đổi và đưa một màu sắc nào đó vào cảnh của bạn. Nó là một thuộc tính quan trọng mà chúng ta có thể thao túng, để giúp kể chuyện tốt hơn.
2. Cường độ ánh sáng
Cười độ ánh sáng đề cập đến độ sáng. Cười độ của một nguồn sáng được tính bằng đơn vị lumen. Còn footcandle hoặc lux là các đơn vị đo cường độ ánh sáng chạm vào chủ thể. Nếu cường độ ánh sáng quá yếu, bạn phải tăng gain hoặc ISO của máy quay lên để video được phơi sáng chính xác. Điều này có thể làm tăng lượng noise trên footage. Ánh sáng quá mạnh, bạn phải khép khẩu lại, tăng tốc độ màn trập, hoặc lý tưởng hơn là dùng ND filter để giảm lượng ánh sáng đi qua ống kính.
Đọc thêm bài viết: ND filter là gì?
Bạn có thể điều chỉnh cường độ của một nguồn sáng bằng một số công cụ khác nhau. Một là, thay đổi công suất của bóng đèn. Hoặc là đặt ND gel lên đèn hoặc cửa sổ, cách này sẽ làm giảm cường độ ánh sáng nhưng không làm ảnh hưởng đến nhiệt độ màu. Một tấm vải xô cùng có tác dụng tương tự. Bạn cũng có thể dùng một dimmer, nhưng nó sẽ làm thay đổi nhiệt độ màu của đèn. Một số loại đèn LED có tích hợp dimmer và loại này không làm thay đổi nhiệt độ màu. Hoặc đơn giản là bạn có thể thay đổi khoảng cách từ nguồn sáng đến chủ thể để tăng/giảm cường độ ánh sáng.
Kết hợp nhiều đèn khác nhau với cường độ ánh sáng khác nhau có thể giúp bạn điều khiển tỉ lệ tương phản của ánh sáng. Tỉ lệ tương phản là sự khác nhau giữa phần sáng nhất và phần tối nhất trong cảnh. Giống như việc chúng ta có thể điều chỉnh sự khác biệt trong nhiệt độ màu, mắt của chúng ta có thể dễ dàng điều chỉnh cho độ tương phản rất cao. Khi chúng ta ở trong nhà, nguồn sáng chủ yếu là đèn và chúng ta có thể nhìn thấy mọi chi tiết ở những chỗ tối nhất trong căn phòng. Và khi ánh mắt chúng ta lướt qua cửa sổ, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy rõ mọi chi tiết ngoài đó. Chúng ta có thể thấy rõ ràng tất cả mọi thứ nằm dưới ánh mặt trời gay gắt lẫn các chi tiết nằm trong bóng tối. Chúng ta có thể nhìn trong cả hai điều kiện ánh sáng cùng một lúc. Các chi tiết trong nhà và các chi tiết ngoài trời đều hiển hiện rõ ràng trước mắt chúng ta.
Tuy nhiên, máy quay thì lại không được như vậy. Chúng ta có thể quay một cảnh tối với độ tương phản thấp sang một cảnh sáng hơn với tỉ lệ tương phản thấp nhờ sự thay đổi khẩu độ. Nhưng khi chúng ta cố gắng để quay một cảnh với ánh sáng có tỉ lệ tương phản cao, như là một căn phòng với ánh sáng đèn lờ mờ nhìn ra cửa sổ với ánh sáng ban ngày thì máy quay chịu thua.
Với những cảnh có tỉ lệ tương phản càng cao thì bạn cần dùng máy quay có dynamic range lớn để không làm cho các vùng tối bị thiếu sáng còn các vùng highlight bị cháy sáng. Trong các production lớn với số lượng thành viên đông, họ có các thiết bị đo sáng để đảm bảo rằng ánh sáng trong cảnh phù hợp với dynamic range của máy quay. Điều này cho phép máy quay ghi lại được tất cả những chi tiết trong cảnh và giúp cho người dựng có thể chỉnh màu một cảnh linh hoạt và chính xác.
Với sự kết hợp gữa việc tăng và giảm cường độ ánh sáng ở những nguồn sáng khác nhau, bạn có thể dễ dàng khắc phục được hầu hết các vấn đề mà bạn gặp khi quay phim. Bạn có thể thêm đèn vào vùng tối hơn, hoặc giảm cường độ ánh sáng ở vùng sáng hơn. Tất nhiên, tỉ lệ tương phản như thế nào là tùy thuộc vào quan điểm nghệ thuật của bạn.
3. Chất lượng ánh sáng
Một thuộc tính quan trọng thứ ba của ánh sáng mà bạn có thể quản lý được là chất lượng. Chất lượng nguồn sáng ảnh hưởng đến hình ảnh của các phần highlight và shadow trong cảnh. 2 thuật ngữ phổ biến được dùng để mô tả chất lượng ánh sáng là “hard” và “soft”
Hard light được tạo thành bởi các nguồn sáng nhỏ, tạo ra sự chuyển tiếp sắc nét và “cứng” giữa các vùng highlights và shadows. Hai ví dụ điển hình của nguồn sáng “hard” là ánh sáng mặt trời vào giữa trưa và bóng đèn tròn.
Soft light được tạo ra bởi những nguồn sáng lớn, phần chuyển tiếp giữa vùng highlights và shadows mềm mại và từ tốn hơn nhờ sự khuếch tán của ánh sáng. Về cơ bản, “Soft light” sẽ bao quanh chủ thể và đưa ánh sáng vào các phần shadows. hai ví dụ về nguồn sáng “soft” là bầu trời u ám và softbox. “Soft light” rải rác và do đó khó tạo hình và điều khiển.
Nếu có 1 nguồn sáng “hard” bạn có thể khuếch tán nó với các loại vật liệu khuếch tán ánh sáng và khiến nó “soft” hơn, mềm hơn. Bạn có thể dùng flag để tạo hình nó hoặc dùng reflector để đẩy ánh sáng vào các vùng shadow nhằm tạo ra ánh sáng có tỉ lệ tương phản thấp hơn. Thậm chí là ánh sáng mặt trời trực tiếp trong một ngày nắng rực rỡ cũng có thể được xử lý một cách sáng tạo và cho ra kết quả hết sức kịch tính.
4. Hướng ánh sáng
Thuộc tính thứ tư của ánh sáng là hướng ánh sáng, hoặc góc ánh sáng. Đây là một thành phần quan trọng của ánh sáng mà bạn cần quan tâm.

Hướng ánh sáng khác nhau tạo nên hiệu quả hình ảnh khác nhau
Để xác định vị trí của nguồn sáng chính trong cảnh, thường được gọi là key light, được xác định bằng việc quyết định vị trí bóng đổ. Nói cách khác, nếu bạn muốn bắt chước ánh sáng mặt trời chiếu qua cửa sổ, bạn sẽ không muốn đặt một hard light ngay trước chủ thể. Bạn cũng muốn xem xét hiệu ứng mà hướng ánh sáng đổ lên chủ thể. Ánh sáng chiếu từ phía trực diện của chủ thể sẽ khiến cho hình ảnh trông cực kỳ “phẳng”, còn nếu ánh sáng đến từ một bên sẽ khiến cho hình ảnh kịch tính hơn.
5. Kết hợp các thuộc tính lại với nhau
Mặc dù mỗi thuộc tính được mô tả riêng biệt, nhưng thực tế là màu sắc, cường độ, chất lượng và hướng của mỗi nguồn sáng khác nhau sẽ tạo ra những hình ảnh độc đáo khác nhau. Kết hợp nhiều nguồn sáng với các thuộc tính khác nhau cho phép bạn chiếu sáng một cảnh theo như cách mà bạn muốn. Bạn có thể điều khiển được cường độ và tỉ lệ tương phản, chất lượng của các vùng tối, màu sắc tạo ra tâm trạng và hướng ánh sáng phơi bày hoặc che giấu các chi tiết và mô phỏng ánh sáng trong thế giới thật. Số lượng kết hợp là vô hạn vậy nên nó khiến cho việc chiếu sáng trở nên phức tạp.
Cuối cùng, máy quay của bạn chỉ có thể quay được ánh sáng mà bạn đặt phía trước nó, và điều qan trọng là bạn phải hiểu rằng mình có thể điều chỉnh nó theo ý muốn để tạo ra được hình ảnh đẹp mắt.
Comments